Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Xưởng ĐÚC ĐỒNG Cao Cấp BẢO LONG

ĐÚC ĐỒNG Mỹ Nghệ Cao Cấp Bảo Long

Cty TNHH Đúc Đồng Mỹ Nghệ BẢO LONG là một trong những doanh nghiệp Đúc Đồng chế tác đồ đồng lớn của làng nghề Tống Xá - Ý Yên - Nam Định. Cơ sở sản xuất gồm ba phân xưởng chính cùng nhiều xưởng vệ tinh, Sở hữu một đội ngũ các thợ giỏi và nghệ nhân xuất sắc, kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi đã đúc hàng trăm loại sản phẩm bằng đồng với mẫu mã và kích thước đa dạng, phong phú trong đó có các loại đồ thờ cúng, tượng đồng chân dung, tượng đài, tượng phật, tranh đồng, trống đồng, chuông, chiêng và các sản phẩm phong thủy, mỹ nghệ trang trí nội ngoại thất cao cấp, được kiểm soát từ đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra thành phẩm, đảm bảo sản phẩm khi đưa ra thị trường đến tay người dùng phải đạt tiêu chuẩn cả về thẩm mỹ và kỹ thuật…Với tiêu chí xây dựng một thương hiệu Đúc Đồng Cao Cấp, chúng tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm, chiêu mộ các nghệ nhân, thợ giỏi, phân chia và hoàn thiện các công đoạn chế tác, kiểm soát chặt chẽ trên từng khâu của quá trình sản xuất...tuyển trọn nguyên liệu đồng thanh khiết, sưu tầm và thiết kế rất nhiều mẫu mã độc đáo, đẹp mắt, chúng tôi không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu những mặt hàng thông dụng, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm đạt đến độ tinh tấn về kỹ thuật, đẳng cấp về thiết kế, đã và đang được nhiều khách hàng tiếp nhận.

Bảo long luôn tự hào và phát huy nghề đúc đồng truyền thống

Quy trình Đúc Đồng

1) Tạo mẫu đúc

- Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo yêu cầu, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc được thể hiện đậm nét trên từng thành phẩm
- Khi mẫu đã được duyệt, đạt yêu cầu  thì mẫu đất sẽ được chuyển thể sang mẫu bằng thạch cao...quá trình sao chép sang chất liệu thạch cao cũng được thực hiện hết sức cẩn thận để đảm bảo sao chép được 100% những đường nét mảng khối trên đất sét.

Quá trình đắp mẫu đất tượng trước khi đúc đồng

2) Tạo khuôn Đúc

- Dùng đất + Chấu + Giấy gió Để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)
- Sau đó dùng đất bùn củ + Chấu + Bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)
- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật
- Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối

Quá trình tạo khuôn đúc đồng

3) Nấu chảy nguyên liệu

Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu  lúc đó đưa ra và rót vào khuôn
Quá trình nấu chảy đồng

4) Rót khuôn

Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.
Quá trình rót đồng vào khuôn

5) Hoàn thiện sản phẩm

Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc - đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật , nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.
Khâu hoàn thiện cuối cùng của đúc đồng
 
Trên đây là quy trình được tóm lược cơ bản về Đúc Đồng thủ công truyền thống, bên cạnh đó còn có thêm một vài khâu hay công đoạn khác phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình đúc đồng:

1. Đúc phôi

Tuỳ theo kích thước và sự phức tạp của các chi tiết của sản phầm mà mỗi gia đình, mỗi dòng họ có công thức bí truyền riêng, nhưng nhìn chung có thể giới thiệu như sau:
Trước tiên, người ta tạo nên cốt của các sản phẩm (có thể bằng đất, gỗ, nến, thạch cao...) sau đó người ta dùng cốt đó để tạo khuôn bằng đất trộn với trấu đen nhào thật kỹ cho tới khi xé dọc thớ đất chạy thẳng là được. Khuôn công phu tạo nên độ chính xác của sản phẩm.
Tiếp theo là công đoạn đúc, người ta pha trộn đồng với các kim loại khác theo các tỷ lệ thích hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn, quá trình đổ rót thủ công này phải tuân theo một công thức nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không được phép có vết rạn nứt, tỳ vết...
Công đoạn cuối cùng của giai đoạn đúc phôi là chờ sản phẩm nguội và phá khuôn ra lấy sản phẩm. Dĩ nhiên là một khuôn chỉ đúc được một sản phẩm.

2. Làm nguội - Nghề chạm đồng

Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe... Khâu quan trọng nhất là chạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường "trạm án", "chạm chìm", "chạm đúc nổi" (chạm dương bản).

3. Khảm đồng

Nghề khảm đồng cũng là một nghề đặc sắc ở Ý Yên. Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cho sản phẩm. Trước tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt
Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí.

4. Làm mầu

Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.

5. Gò đồng

Tùy theo từng sản phẩm với kích thước, hình dáng nhất định (thường với độ dày, trọng lượng hạn chế, hình dáng phức tạp) người ta có thế thực hiện bằng phương pháp gò. Đây là một nghề có tính nghệ thuật rất cao và độc đáo.

6. Lưu ý

Khi pha kim loại vào từng thành phẩm các nghệ nhân phải có kinh nghiệm pha chộn các hỗn hợp kim loại lại với nhau
Ví dụ: đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha : Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%
Đúc tượng phật, tượng dân gian, tượng chân dung các cỡ

Báo Giá Đúc Đồng

Giá của 1 sản phẩm đồng đúc phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Thời giá của nguyên vật liệu như Đồng, thiếc, chì, kẽm, của sắt làm khuôn, than củi...

- Kích thước sản phẩm

- Trọng lượng sản phẩm

- Độ khó dễ về kỹ thuật

- Yêu cầu của khác hàng

Giá tham khảo năm 2019: giá dao động từ 300 - 500.000/1kg tùy vào từng sản phẩm cụ thể

Với đặc thù sản xuất trực tiếp, giao hàng tận tay, không phải qua bất kì trung gian nào bởi vậy chúng tôi cung cấp với định hướng “ chất lượng cao, giá thành hợp lý và dịch vụ hoàn hảo”. 

* Những thế mạnh của ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG:

♦ Sở hữu nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ đúc đồng giỏi kinh nghiệm lâu năm.

♦ Là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chế tác các đồ đúc đồng chạm Khảm Tam Khí đạt chuẩn cao cấp như đồ thờ, đỉnh đồng, lọ hoa, chóe, tượng...

♦ Là đơn vị đi đầu trong chế tác tượng, đồ thờ và các sản phẩm phong thủy, linh vật bằng chất liệu đồng Katut (đồng vỏ đạn - loại đồng tốt nhất hiện nay) cho màu sắc vàng ánh xanh, rất bền và đẹp.

♦ Là đơn vị tiên phong trong việc chế tác Tranh Bằng Đồng tinh xảo, với nhiều mẫu độc đáo, đẹp mắt...chế tác nhiều bức tranh khổ lớn kết hợp công nghệ mạ phủ vàng ròng 24k trong bể điện phân và dát vàng 9999 đẳng cấp cho nhiều biệt thự trên khắp cả nước.

♦ Là đơn vị sở hữu nhiều mẫu tượng chuẩn, đẹp như tượng Bác Hồ, Bác Giáp, Trần Hưng Đạo, Quan Công, tượng phật...và nhiều mẫu Đỉnh Thờ, đồ thờ cổ kính độc đáo hiếm thấy.

⇒ Với những ưu thế vượt trội so với nhiều cơ sở khác Đúc Đồng Bảo Long luôn khẳng định sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm thực sự chất lượng, đảm bảo những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng. Mang trong mình sứ mệnh gìn giữ và phát triển những giá trị của làng nghề truyền thống,Đúc Đồng Bảo Long mong muốn trở thành biểu tượng, niềm tự hào của giới thượng lưu Việt Nam.


Hệ thống nhà xưởng và các công trình đúc đồng lớn:

xưởng đúc đồng bảo long

Quá trình gia cố khuôn đúc đại tượng phật

Quá trình nấu đồng đúc tượng

Tượng phật cỡ lớn thường phải chia thành các khối lớn để đảm bảo an toàn

Quá trình ghép và hoàn thiện đại tượng Phật

Các hạng mục đúc chính của xưởng đúc đồng Bảo Long

Đúc Đồng Thờ cúng

Đúc tượng đồng

Đúc trống đồng

Đúc chuông, Khánh, đại hồng chung bằng đồng

Đúc Hạc đồng

Đúc Lư Hương đồng

Đúc Đỉnh Đồng lớn

Đúc Bát Hương Đồng

Đúc Linh Vật phong thủy bằng đồng

Đúc tượng Chân Dung bằng đồng

* Hệ thống Showroom & VPGD của ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG:

Trụ sở chính tại Khu CN TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định

Chi Nhánh Sài Gòn 65 đường Cộng Hòa - P. 4 - Q. Tân Bình - TP. HCM

Chi nhánh tại Hà Nội 277 Nguyễn Trãi Thanh Xuân

 

Bảo Long chúc quý khách hàng An Khang - Thịnh Vượng!

Video thực tế