Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Sự khác biệt tục thờ cúng táo quân ở Việt Nam và ở trung Quốc

Theo quan niệm truyền thống, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam và quốc gia láng giềng Trung Quốc sẽ sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Tuy nhiên, quan niệm dân gian về các nghi lễ lại có sự khác biệt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé
 
Táo quân, người Trung Quốc còn gọi là Táo thần hay Táo công, là nhân vật đã xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa dân gian Trung Hoa. Ghi nhận về việc cúng Táo quân xuất hiện từ thời nhà Thương (1766-1122 trước Công nguyên). Trước thời Tần Hán, Táo quân đã được liệt vào hàng "Ngũ Tự", tức năm vị thần bảo vệ bình an cho gia chủ.
 
Táo quân được coi là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình (từ "táo" trong tiếng Trung có nghĩa là cái bếp lò). Tương truyền Táo quân có hai vị thần đi theo được gọi là "Thiện quán" và "Ác quán", giúp Táo quân ghi chép lại mọi việc tốt xấu của gia chủ trong năm.
 

Ngày cúng lễ

 
Ở Việt Nam, tục lệ cúng Táo quân (ông Công, ông Táo) thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tiến sĩ văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng các gia đình không nên cúng quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Theo đó, nên cúng sớm nhất là từ 20-23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công, ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
 
https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/sang.hoang/012020/16/08/in_article/1327_2030237.jpg

Ở Việt Nam, tục lệ cúng Táo quân (ông Công, ông Táo) thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp

 
Ở Trung Quốc, ngày cúng Táo quân có thể diễn ra vào ngày 23, 24 hoặc 25 tháng Chạp, tuyệt đối không cúng vào ngày 26. Theo nhiều nguồn tư liệu, người dân miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân ngày 23, còn ở miền Nam các gia đình thường làm lễ vào ngày 24 tháng Chạp.
 
>>>Xem thêm các mẫu tượng phong thủy bằng đồng cao cấp, chất lượng
 

Nhiệm vụ của Táo quân

 
Điểm chung của các thần Bếp (Táo quân) trong văn hóa của nhiều quốc gia đều là trách nhiệm bảo vệ cho gia đình và quán xuyến nhà bếp, lắng nghe mọi hành động tốt xấu của mọi người trong gia đình để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó mà quyết định phúc lộc, may mắn hay trừng phạt đối với từng gia đình trong năm mới.
 

Về mâm cơm lễ

 
Tại Việt Nam, mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép.
 
https://hoctot.hocmai.vn/wp-content/uploads/2019/01/le-cung-ong-cong-ong-tao-2.jpg

Trách nhiệm chung của các Thần Bếp (Ông Táo) bảo vệ cho gia đình và quán xuyến nhà bếp

 
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
 
Tại Trung Quốc, mâm cơm cúng Táo thường có các vật phẩm vừa ngọt vừa dính miệng, phổ biến nhất là bánh niangao (loại bánh làm từ bột gạo nếp và đường nâu giống bánh tổ của Việt Nam), để Táo quân ăn rồi chỉ nói toàn những lời ngọt, điều tốt, cũng là để miệng Táo quân bị dính lại, khó nói ra điều xấu. Một số nguồn nói rằng, người dân còn có tục bôi mật vào miệng tượng Táo quân với ý nghĩa tương tự.
 
https://image2.tin247.com/pictures/2020/01/16/nfc1579134208.jpg

Người Trung Quốc đặt lễ ngay trong nhà bếp, trước bức tranh hoặc tượng Táo quân dán trên bếp.

>>>Xem thêm 99+ mẫu bát hương đẹp nhất bày trí ban thờ gia tiên, Thần Phật

Phương tiện lên chầu trời

 
Ở Việt Nam, theo tâm thức dân gian, khi các Táo về trời cần phải có phương tiện để đi lại. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, chỉ có cá chép mới bay được lên trời. Sau khi cúng, người dân phóng sinh cá ra sông hồ.
 
Ở Trung Quốc, thay vì cúng cá chép, người ta thường cúng nước và chút cỏ khô, coi đây là thức ăn cho ngựa của Táo quân. Theo quan niệm của họ, ngựa mới là con vật đưa Táo quân lên trời. Do đó sau khi lễ xong, người Trung Quốc chỉ đốt bức tranh ông Táo dán trong bếp hoặc lau rửa tượng ông Táo chứ không hóa quần áo hay ngựa, thả cá chép. Họ sẽ thay một bức tranh ông Táo mới sau khi hoàn tất lễ cúng.
 
>>>Xem thêm các mẫu linh vật phong thủy đẹp, giúp gia chủ chiêu tài hút lộc
 

Nơi đặt đồ cúng lễ

 
Người Việt thường làm lễ ngay ở ban thờ gia tiên hoặc ban thờ Táo quân đặt trong bếp, tùy theo quan niệm của từng gia đình. Trong khi đó, người Trung Quốc đặt lễ ngay trong nhà bếp, trước bức tranh hoặc tượng Táo quân dán trên bếp.
 
https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/01/22/14/y-nghia-tuc-le-tha-ca-chep-ngay-ong-cong-ong-tao-1.jpg

Hình ảnh thả cá về trời sau khi người dân làm lễ xong

Hi vọng bài viết này cho thể cho các bạn có cái nhìn tổng quan về sự khác nhau của tục lệ cúng ông Công ông Táo tại Việt Nam và Trung Quốc. Bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về tục lệ thờ cúng, đồ thờ có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất
 
 
Video thực tế