Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Đúc Chuông đồng có nên bỏ vàng vào không?

Chuông đồng từ lâu đã là một trong những vật phẩm không thể thiếu ở chùa chiền. Với ý nghĩa độc đáo, xua đổi tà ma, thức tỉnh chúng sinh, báo hiệu ….Đúc chuông đồng có nên bỏ vàng vàng không? Đây là câu hỏi mà không ít gia chủ đặt ra cho Bảo Long. Ở bài viết này hãy cùng Bảo Long tìm hiểu thực hư vấn đền này nhé.

Ý nghĩa Chuông Đồng trong tâm linh

Chuông đồng là một pháp khí quan trọng, được sử dụng phổ biến trong chùa, miếu Phật giáo.  Âm thanh Chuông vang vọng vừa thanh tịnh trong trẻo. Tiếng chuông trong Phật Giáo mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nói làm cho con người ta thức tỉnh, sớm giác ngộ, thoát khỏi những điều đau khổ trong cuộc đời.

Tiếng Chuông thôi thúc những điều tốt đẹp trong con người, hướng đến cái thiện, từ bi hỷ xả, lòng vị tha. Hơn thế, tiếng chuông chùa còn đưa bản thân mỗi người về cái “nhất tâm” làm những điều lành, điều thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn. Những âm thanh được cất lên từ chiếc chuông chùa giúp con người, vạn vật trở nên thảnh thơi an lạc. Tiếng chuông chùa hai buổi sớm chiều vang vọng là thứ âm thanh du dương ghi lại những miền ký ức đẹp đẽ, là tiếng gọi của sự thức tỉnh và giác ngộ.

Chuông đồng

Chuông đồng là một pháp khí quan trọng trong Phật giáo

=>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá đúc Chuông đồng trực tiếp tại chùa tốt nhất

Quy trình đúc chuông đồng tại xưởng

Bước 1: Tạo khuôn đúc chuông

Làm khuôn trong đúc chuông đồng với chất liệu chính là đất, trấu và giấy gió. Sau khi làm được phần vỏ khuôn, thợ tiếp tục tiến hành làm phần cốt bên trong (hay còn gọi là làm thao). Sau khi chỉnh sửa xong khuôn, người thợ lau nhãn và quét sơn chịu nhiệt nung 1 lượt và tiếp tục nung với nhiệt độ 500 độ C nữa rồi ghép khuôn thành 1 khối.

Bước 2: Nấu nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để làm chuông là đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất, thiếc chuẩn và sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao. Khi đồng đã ở dạng lỏng, người thợ tiến hành pha thêm tỷ lệ các kim loại Thiếc + Đồng. Chính quy trình này mà gia chủ có thể cho vàng vào nấu cùng.

Bước 3: Rót khuôn

Nung khuôn nóng đều một lần nữa, đồng thời đổ phần hợp kim đồng nóng chảy vào khuôn sao cho thật đều và chính xác. 

Bước 4: Hoàn thiện chuông đồng

Quy trình sửa nguội, đánh bóng và làm màu…Sau khi khuôn và hợp kim đã nguội, người thợ sẽ tiến hành dỡ khuôn. Sản phẩm được lấy ra đem đi đục, mài, làm bóng đảm bảo thẩm mỹ. Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng. Chỉ có những nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm mới tạo ra được sản phẩm với tiếng chuông chuẩn, cao, trong và vang xa được.

Đúc chuông đồng cần trải qua nhiều bước, đòi hỏi nghệ nhân tay nghề cao

=>> Có thể bạn quan tâm: Đúc Đại Hồng Chung 1200kg cho chùa Quắng, Phú Thọ

Khi đúc chuông đồng có nên bỏ vàng vào không?

Nghề đúc chuông đồng theo các nghệ nhân nổi tiếng thì có 2 yếu tố chính không được phép sai lầm để tạo nên một quả chuông ngân vang rền như tiếng sấm.

Thứ nhất về kỹ thuật lấy tiếng: Tiếng chuông phải chuẩn khi thỉnh bằng vồ hoặc thỉnh bằng dây kéo. Âm thanh khi đánh phải trong, ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt. Đây gọi là kỹ thuật lấy “Thanh”.

Thứ 2 về kỹ thuật tạo hình , họa tiết hoa văn: Hay còn gọi là ” Sắc” , hoa văn chuông tượng chưng cho nhiều ý nghĩa tâm linh nơi cửa chùa. Đúc chuông đồng đòi hỏi phải hoàn hảo cả “Thanh” và “Sắc”. Phần “Sắc” còn có thể sửa nguội được chứ phần “Thanh” một khi đã hỏng không được trong. Không ngân vang tới khắp mười phương là phải bỏ đi đúc lại.

Khi tổ chức lễ đúc chuông tại chùa nếu tiếng chuông càng vang xa đó chính là niềm tự hào của con chiên, phật tử. Chính vì vậy mà nhiều phật tử phát tâm muốn bỏ vàng vào với mong muốn âm thanh của chuông sẽ vang xa hơn. Vang vọng khắp làng xã, và vang tới cả khách thập phương. Bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh chứ không liên quan đến việc lấy tiếng.

Chuông đồng kêu hay không. Không phụ thuộc vào số vàng phật tử bỏ vào mà phụ thuộc vào kỹ thuật của người nghệ nhân đúc đồng. Với người Phật tử, vật chất là vật ngoài thân, nên nếu có vàng mà muốn bỏ vào chuông với mong muốn cầu nguyện thì cũng không có gì là lãng phí. Nhưng nếu đứng ở góc độ người thường, dựa trên thước đo giá trị kinh tế thì việc bỏ vàng vào chuông là lãng phí. Đúc kết lại, việc bỏ vàng khi đúc chuông hoàn toàn mang ý nghĩa tâm linh chứ không ảnh hưởng tới chất lượng chuông đồng.

đúc chuông đồng có nên bỏ vàng vào không

Khi đúc chuông đồng có nên bỏ vàng vào không?

Bảo Long - Đơn vị đúc Chuông đồng, Đại hồng chung uy tín, chất lượng

Tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng thủ công Ý Yên – Nam Định. Bảo Long sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, đội ngũ thợ lành nghề, kết hợp với quy trình đúc chuẩn chỉ bằng đồng thanh khiết. Chúng tôi chuyên đúc Chuông đồng, đại hồng chung nhiều kích thước, cân nặng khác nhau. Các mẫu sản phẩm tại đơn vị luôn đảm bảo về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Ngoài ra, chúng tôi cũng chế tác các sản phẩm như đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng,..

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD. Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ trực tiếp Hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661

Video thực tế