Qúy thầy, quý Phật Tử đang muốn tìm cơ sở nhận đúc tượng Phật Quan Âm Bồ Tát để trưng bày trong không gian chùa. Ngài là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương bao la, vì bi nguyện độ sinh. Mọi người đang thắc mắc không biết chọn cơ sở nào đúc, tạc tượng Phật uy tín, chất lượng mà giá cả hợp lý? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu về Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Ngài quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ. Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại
Tôn dung Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần
Ngài là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương bao la, vì bi nguyện độ sinh, Ngài có thể hóa hiện từ trên thân Phật, dưới cho đến thân quỷ dạ xoa, la sát để hóa độ chúng sinh. Chính sự hóa thân đó đã làm cho hình ảnh của Ngài nói riêng, Phật giáo nói chung trở nên năng động và tích cực hơn trong việc cứu khổ độ sinh vậy.
Với hình tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen cao 61cm
>>>Xem thêm các mẫu đồ đồng khảm ngũ sắc đẹp, độc đáo
Hình tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trong Phật giáo và dân gian
Trong quyển kinh Bi Hoa, Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni truyền rằng Quán Thế Âm bồ tát là thế tử con vua Vô Tránh Niệm tên là Bất Huyền Thái Tử. Cả vua và thái tử đều theo Phật tu hành trên con đường Bồ Tát. Sau khi công đức viên mãn, thái tử về cõi cực lạc và trở thành vị Bồ Tát - hiệu là Quán Thế Âm. Từ đó, Quán Thế Âm bồ tát được nhân gian lập nên và thờ cúng khắp nơi với mong muốn được may mắn và bình an.
Theo kinh Bi Hoa, vị bồ tát là Thái Tử (Nam), trong khi truyền thuyết Trung Hoa cho rằng Quan Âm lại là công chúa (Nữ). Nhưng theo kinh Phổ Môn nói bồ tát không phải nam cũng không phải nữ. Bồ tát Quan Thế Âm tùy theo nhu cầu thiết yếu của chúng sanh muốn ngài cứu độ, nếu là đồng nam cầu cứu ngài sẽ hiện thân đồng nam, nếu là đồng nữ cầu cứu ngài sẽ hiện thân đồng nữ. Ngài sẽ tùy duyên thị hiển để cứu độ tất cả.
Quán Thế Âm nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại
Do đó có thể hiểu ngài không bắt buộc cố định ở hình tượng nào. Người xưa thường hay răn dạy con cái phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nếu người cha đứng đắn dạy bảo con cái, người ta gọi là nghiêm phụ. Người mẹ hiền lành thường khuyên nhủ con nhỏ nhẹ, không đánh, không mắng thì người ta gọi là mẹ hiền.
Quan Âm Bồ Tát tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm bồ tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ.
Được đúc hoàn toàn bằng đồng thanh khiết
Còn sự tích phổ biến tại Việt Nam kể rằng ngài đã tu hành 9 kiếp, đến kiếp thứ 10 đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly và được đặt tên là Thị Kính. Trải qua nhiều gian truân thử thách, chịu nỗi oan khiên, cuối cùng ngài thành chánh quả, cũng chính là Quan Âm Thị Kính.
Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên tượng Ngài là nữ
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng bày trí ban thờ gia tiên
Quy trình đúc tượng Phật bằng đồng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở đúc tạc tượng. Tượng có đẹp hay phụ thuộc rất lớn vào đôi bàn tay của người thợ và quy trình đúc chuẩn chỉ. Đây là toàn bộ quy trình 7 bước đúc tượng Phật bằng đồng.
Bước 1: Tạo mẫu tượng Phật: Tạo mẫu rất quan trọng trong quá trình đúc tượng đồng. Mẫu tượng Phật được tạo bằng đất sét, sau khi được duyệt mẫu sẽ tiến hành chuyển đổ tượng thạch cao. Bởi tượng thạch cao sẽ cứng cáp để làm khuôn.
Bước 2: Tạo khuôn đúc tượng: Khuôn được tạo thành 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt lót bên trong. Chất liệu chính để tạo khuôn đúc cho tượng đồng bao gồm chấu, đất và bột chịu nhiệt nung. Khuôn sẽ được nặn và nung ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó được mang đi phơi không trong vòng khoảng 10 – 20 ngày. Khuôn đúc tượng, đặc biệt là những khuôn được làm bằng đất sét sẽ được lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt và tiếp tục nung ở nhiệt độ 500 độ C.
Tạc tượng có đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào đôi bàn tay người thợ
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu đồng đúc tượng: Nguyên liệu chính phải là đồng thanh khiết; được chọn lọc một cách cẩn thận, kỹ càng, không chứa bất kỳ loại tạp chất nào. Tuy nhiên, để tăng tính bền, đẹp cho tượng đẹp, người ta thường sử dụng thêm hợp kim như thiếc, kẽm, niken trong quá trình đúc tượng bằng đồng.Tỷ lệ pha chế giữa đồng thanh khiết và hợp kim sẽ được chia theo một tỷ lệ nhất định
Giải nghĩa: đồng thanh khiết được hiểu là loại đồng không pha chế các tạp chất, đồng thanh khiết tốt nhất hiện nay chính là đồng đỏ. Nhiều người nghĩ rằng đồng thanh khiết là đồng nguyên chất. Điều này không đúng bởi đồng nguyên chất về tính chất hóa học thì nó sẽ ở thể quặng đồng và rất khó nấu chảy, đông đặc nhanh rất khó để sử dụng đúc tượng đồng.
Bước 4: Nấu chảy đồng: Đồng thanh khiết sẽ được nấu thành dạng lỏng trong nhiệt độ 1200 độ C. Sau khi đồng hoàn toàn nóng chảy, thợ đúc sẽ bỏ hợp kim vào và tiếp tục nung ở nhiệt độ 1250 độ C để hợp kim và đồng lỏng đều với nhau. Thời gian để hoàn thành nung chảy đồng là khoảng 10h-12h đồng hồ.
Lễ rót đồng vào khuôn có sự tham gia đông đảo chủ các tăng ni Phật tử
>>>Xem thêm các mẫu vật phẩm phong thủy giúp gia chủ chiêu tài hút lộc
Bước 5: Rót đồng vào khuôn: Đồng sau khi nung chảy đều với kim loại sẽ được lấy ra đổ vào khuôn. Khi đó, khuôn đúc phải đảm bảo được duy trì nung đỏ.
Bước 6: Gỡ khuôn: Sau khi khuôn đúc nguội, thợ đúc tiến hành gỡ khuôn lấy ra sản phẩm. Sản phẩm tượng đồng sẽ được sửa sang, mài giũa, làm mịn để sản phẩm thêm phần hoàn thiện.
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu: Công đoạn này được thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm có thể sẽ được chạm khảm hoa văn, họa tiết hay sơn màu để tạo sự thu hút cũng như tính thẩm mỹ.
Công đoạn sửa nguội tượng lần cuối cùng này tùy theo yêu cầu khách hàng
Cơ sở đúc, tạc tượng Phật Quan Âm cho chùa UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên - Nam Định. Là đơn vị cung cấp tượng Phật uy tín, chất lượng. Các sản phẩm của chúng tôi được gò chạm thủ công dưới bàn tay của người nghệ nhân giỏi làng nghề Tống Xá, Ý Yên, Nam Định.
Cùng với đó là đội ngũ thợ lành nghề và hệ thống xưởng đúc cỡ lớn xưởng vệ tinh chuyên nghiệp cho chất lượng đạt chuẩn. Quy trình làm tranh nghiêm ngặt được kiểm định chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế tác, gia công. Mỗi sản phẩm của Bảo Long là một tác phẩm nghệ thuật bởi đó là cả tâm huyết của người nghệ nhân.
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng thếp vàng 9999
Qúy chùa, quý phật tử có nhu cầu đúc tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát hãy liên hệ trực tiếp theo số Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 và hướng dẫn đặt hàng chi tiết để đảm bảo an toàn và chuẩn xác.
Quy trình đặt hàng như sau:
+ Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp theo số Hotline để được hỗ trợ tốt nhất
+ Tư vấn và chốt mẫu, kích thước, giá thành
+ Đặt cọc và xác nhận đặt cọc qua ngân hàng, lập hợp đồng
+ Thông báo thời gian duyệt và đúc tượng
+ Thanh toán chi phí theo từng giai đoạn trong hợp đồng
+ Khi hoàn thành, quý khách kiểm duyệt lần cuối và thanh toán các chi phí còn lại.
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG - LƯU TRUYỀN VĂN HÓA VIỆT
Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661