Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Trống Đồng Ngọc Lũ 1 DK 50cm

Quả trống đồng ngọc lũ 1 đường kính 50cm hàng đúc thủ công tinh xảo, nguyên bản màu đồng cực đẹp và đẳng cấp

+ Quy cách:

+ Kích thước:

+ Trọng lượng:

+ Bảo Hành:

+ Giá sản phẩm: liên hệ

Công Ty TNHH ĐỒNG MỸ NGHỆ BẢO LONG

showroom1.png Xưởng SX: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - NĐ

showroom1.png Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định

showroom1.png Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân

showroom1.png Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa - P. 4 - Q. Tân Bình

contact-icon1.png Hotline: 0912055661 |Zalo: 0912.055.661

Chi tiết sản phẩm

Trống Đồng Ngọc Lũ 1 Đường Kính 50cm

 

Quả trống đồng Ngọc Lũ có đường kinh 50cm đúc hoàn toàn thủ công theo đúng mẫu chuẩn Trống Ngọc Lũ 1 được tìm thấy lần đầu tại Hà Nam. Trống đồng Ngọc Lũ 150cm được đúc bằng đồng đỏ nguyên chất, tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ, thuộc loại cao cấp thường dùng để bày phòng khách, phòng làm việc, tiếp khách, văn phòng nhà nước, làm quà biếu tặng lãnh đạo, quà ngoại giao rất độc đáo và ý nghĩa.

 

quả trống đồng ngọc lũ đường kính 50cm

Quả trống đồng ngọc lũ 1 đường kính 50cm

 

Xem Video sản phẩm Trống Đồng Ngọc Lũ 1 Đường Kính 50cm:

 

 

Tham khảo: Quả Trống Đồng Ngọc Lũ 1 Đường Kinh 41,5cm

 

hoa văn trên mặt trống

Hoa văn mặt trống đồng ngọc lũ 1

 

Cùng tìm hiểu về Trống Đồng Ngọc Lũ 1:

 

Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“.
Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nơi sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác (Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hoá đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng.

 

Phần tàng, thân và quai trống

 

Trong những di vật quý giá này , trống thuộc loại vừa kể, thuộc loại đẹp nhất, vẫn là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc Lũ ( tỉnh Hà Nam ) hiện để tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội.
Các nhà khảo cổ có tinh thần khoa học mới, khi nghiên cứu về những di vật ấy chắc sẽ hứa hẹn nhiều khám phá về kỹ thuật, niên đại, tương quan tạo tác, tương quan sản xuất, xã hội, cả về trình độ tiến hoá mỹ thuật của dân tộc.
Chúng tôi nghiên cứu lịch sử, không bị ước thức bởi những mô thức, nên tự thấy được rộng tay đóng góp một phần tìm tòi thuộc về nội dung những hình vẽ. Tất nhiên không thiếu gì nhà khoa học mới mỉm cười cho là tưởng tượng, nhưng tìm hiểu ý nghĩa của một hình vẽ củ không có lời chú giải của tác giả bên cạnh, mà chẳng dùng tưởng tượng thì dùng cái gì ? Người ta đã tưởng tượng đây là bộ lạc thờ thần mặt trời, mặt trăng, hay thờ chim vật tổ. Nhưng có tinh thần khoa học nào cấm người khác không được có tưởng tượng khác, nhất là khi tưởng tượng này có thể hữu lý, dễ đúng hơn ? Huống chi chúng tôi có ở đây khá đủ những căn cứ của nền cổ học phương Đông mà dường như nhiều nhà khoa học mới vì lẽ nào đó không để ý tới khiến sự nhìn vào di sản văn hoá cũ ở Đông phương, mà thuần bắng con mắt Tây phương, thì có thể sẽ quên những khía cạnh quan trọng ở nột dung chăng ?
Chính vì ngại chuyện ấy mà chúng tôi có bản viết này, riêng đề cập tới hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ước mong cho rằng nó sẽ là chìa khoá để mở nhiều những kho tàng khác có thể có trên những mặt trống khác. Chúng tôi không nói tới hình vẽ ở tang trống vì nó có giá trị trang trí nhiều hơn là thực tiễn.

 

Chi tiết đường nét trên mặt trống ngọc lũ 1

 

Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chổ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trồng vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì ?
Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …
Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.
Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.
Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.
Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì ?
Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém ?
Sao lại chỉ có 18 con chim ?
Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu ? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa ?
Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau ?
Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe ?
Hoặc đây là một đám rước và người ta hoá trang chăng ? Nhưng đâu là đầu, đâu là cuối đám rước ? Và sao lại có người giã gạo ? Người ngồi nhà sàn ?

 

Ở giữa là hình ngôi sao 14 cánh

 

Trống đồng Ngọc Lũ
Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng
Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao ?
Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không ?
Liệu có trăng không ? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng ?
Ngày mai nước có lên không ? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không ?
Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái ?
Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa ?
……
Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.
Một quyển lịch cổ xưa
Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.
Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.
Cách đếm ngày và đêm
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
Trống đồng Ngọc Lũ 3.jpg
Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.
Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :
Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.
Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).
Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.
Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.
Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).

 

Trống đồng ngọc lũ 50 làm quà biếu tặng cao cấp

 

Bắt đầu đếm từ đâu ?
Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.
Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.
Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.
 
Đặt hàng Online
Vận chuyển hàng đi Toàn quốc các tỉnh như: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
 
Lưu ý: Để đặt hàng hoặc mua hàng quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ:
  • showroom1.png Xưởng SX: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - NĐ

    showroom1.png Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định

    showroom1.png Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân

    showroom1.png Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa - P. 4 - Q. Tân Bình

    contact-icon1.png Hotline: 0912055661 |Zalo: 0912.055.661

  • Email: vietlongviva@gmail.com
  • Tài khoản đặt hàng: Vietcombank 0831000074628 - Nguyễn Viết Long, CN Ý Yên, Nam Định
- Với khách hàng ở Hà Nội MIỄN PHÍ vận chuyển (free ship) trong phạm vi nội thành. 
- Với Khách hàng ở các tỉnh lân cận hoặc ở xa (Miền Trung, Miền Nam) Hàng sẽ được đóng kiện đảm bảo - Giao hàng tận nơi bằng đường chuyển phát của bưu cục - Khi nhận hàng khách hàng kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền hàng và tiền CƯỚC cho nhân viên bưu cục. Hàng hóa KHÔNG đúng yêu cầu đặt hàng, khách hàng có quyền trả lại mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào. 
ĐỒ ĐỒNG BẢO LONG 
  * Giao hàng tận nơi 
  * Hỗ trợ tư vấn, lắp đặt 
  * Phục vụ 24/7 
  * Bảo hành dài lâu

Chúc Quý Khách Hàng AN KHANG - THỊNH VƯỢNG!

Bình luận
Sản phẩm liên quan
Video thực tế