Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Sơ lược nghệ thuật đúc tượng Phật bằng đồng tại Việt Nam

Văn hóa đúc đồng tại Việt Nam đã xuất hiện từ cách đây gần 4000 nghìn năm, với nhiều các giai đoạn thăng trầm khác nhau. Đúc tượng Phật bằng đồng ghi nhận thực sử nở rộ vào gia đoạn thời Tiền Lê, Lý, Trần, khi mà đạo Phật là tôn giáo chính. Tượng Phật bằng đồng có những gì nổi trội? Cùng tìm ngay sơ lược về nghệ thuật đúc tượng Phật bằng đồng trong bài viết ngay nhé.

Tìm hiểu về văn hóa đúc đồng và đúc tượng Phật bằng đồng tại Việt Nam

Văn hóa đúc đồng Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng). Theo các ghi chép sử liệu, nền văn minh này có niên đại cách này nay khoảng trên 3000 năm. Theo lưu vực sông Hồng, sông Cái, các nhà nghiên cứu nhận định nền văn hóa Đông Sơn có liên quan mật thiết tới văn minh sông Hồng, hình thành nên đất nước Việt Nam ta. Thời kì này ghi dấu ân mạnh mẽ cho văn hóa đúc đồng và đồ sắt sớm.

Nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn được đánh giá có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề. Ví dụ như các sản phẩm lưỡi dao, giáo, mũi tên... đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn đỉnh, các sản phẩm đồ dùng hằng ngày như các loại thạp, thố, trống đồng được chế tác rất phổ biến và đạt đến một tầm đỉnh cao. Những đồ vật này không chỉ trang trí đẹp, phức tạp mà còn thể hiện những giá trị tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người dân.
 
Những chiếc trống đồng Đông Sơn mà ngày nay còn được lưu giữ chính là những bảo vật Quốc gia vô giá. Tổng thể về nghệ thuật chế tác đồng, trang trí hoa văn hay ý nghĩa của trống đều đạt tới đỉnh cao cho một nền văn minh sớm bị thất truyền.

Trống đồng Đông Sơn, tinh hoa văn hóa đúc đồng của người Việt cổ

Ông tổ nghề đúc đồng - Phục hưng tinh hoa đúc đồng cổ xưa 

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1065 mất năm 1141. Ngày nay, chúng ta tìm hiểu về lịch sử sẽ biết nhiều hơn tên thường gọi theo chức danh pháp lý cao nhất của thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Ông là một vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Minh Không là hiện thân quyền lực linh thiêng của Phật giáo hưng thịnh thời Lý, là thầy thuốc tài ba bậc nhất, là ngư dân gắn bó với thôn dã Đại Việt, là thiền sư cao tăng đức trọng. Ông cũng có công rất lớn trong xây dựng nhiều chùa ở Việt Nam và là bậc thánh tổ nghề đúc đồng Việt Nam. Người đời thường biết tới Tứ bất tử, nhưng Lý Quốc Sư vốn cũng là một Thánh bất tử được ghi chép lại.

Sau thời gian bị phân hóa, nghề đúc đồng tại nước ta vốn đã không còn được lưu truyền mạnh như trước thay vào đó là thời kì đồ sắt. Mãi tới trước thế kỷ thứ X, Vua Đinh Tiên Hoàng đã cho đúc tiền bằng đồng đầu tiên trong lịch sử. Đến thời là Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo trở thành Quốc giáo, cực kì thịnh hành tại nước Nam. Lý Quốc Sư chính là người đúc tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, một trong “Tứ đại khí” - báu vật nổi tiếng của nước Đại Việt.
 
Ông là người sưu tầm phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa văn hóa Đông Sơn. Nhân dân tôn thờ ông trở thành ông tổ nghề đúc đồng, có đống góp rất lớn cho các làng nghề đúc đồng truyền thống sau này. Những địa phương có nghề đúc đồng lâu đời như các làng nghề Yên xá, Tống xá ở Ý Yên, lễ hội Làng Viềng - Nam Định ngày nay lập đền thờ và có ngày hội để ghi nhớ công ơn của ông tổ nghề Thiền sư Minh Không.

Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm - Một trong Tứ đại khí nước Nam được chế tạo thời Lý

Pho tượng Phật bằng đồng cổ nhất Việt Nam - Được mua bảo hiểm trị giá 5 triệu USD

Hiện tại, theo ghi nhận thì pho tượng Đồng Dương được tìm thấy hơn 100 năm trước tại tỉnh Quảng Nam đang là pho tượng Phật bằng đồng cổ nhất Việt Nam. Đây còn là tác phẩm nghệ thuật thuộc hàng "độc nhất vô nhị" hội đủ 32 tướng tốt trong quan niệm của Phật giáo. Khi dược mang đi trưng bày tại nước ngoài, Pháp đã chấp nhận mua bảo hiểm cho tượng với mức tiền lên tới 5 triệu USD.

Pho tượng Phật được phát hiện vào tháng 4/1911 tại khu vực Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bởi một nhà khảo cổ người Pháp. Đây là một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, cao 1m22, chỗ dày nhất 38 cm. Tượng đứng trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên, phần dưới bệ lớn hơn, hình tròn như miệng chuông úp xuống. Bệ và toàn thân tượng đồng được đóng chặt vào nhau bởi những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng. 
 

Pho tượng Phật thể hiện nét đẹp của 32 tướng tốt trong Phật giáo

Pho tượng Phật Thích Ca được chế tác với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt nhìn vào xa săm. Tượng được đúc theo dáng đứng, hai tay hướng cân xứng nhau ra phía trước như đang thuyết pháp đưa chúng sinh thoát khỏi luân hồi bể khổ. Một tay tượng Phật thể hiện thủ ấn Chuyển pháp luân, một tay cầm cà sa phủ kín một vai. Tượng Phật có mái tóc xoăn vòng xoắn ốc đều đặn, trên mình mặc áo cà sa dài hở một bên vai phải, phía ngoài khoác thêm tấm áo khoác. Pho tượng Phật cổ này được làm bằng chất liệu đồng thau, với nghệ thuật chế tác đồ đồng đỉnh cao.
 
Các nhà khảo cổ xác định niên đại pho tượng vào khoảng thế kỷ thứ III - IV. Tượng Phật Đồng Dương có nhiều tương đồng với nghệ thuật tạc tượng của người Hy Lạp. Nhiều giả thiết cho rằng đây là bức tượng do người Chăm Pa tạo tác nên. Việc này cho thấy nghệ thuật đúc đồng của cư dân Chăm Pa cổ đã đạt trình độ cao. Tuy nhiên, còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nguôn gốc của pho tượng này. Hiện pho tượng quý được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Pho tượng Đồng Dương bằng đồng cổ nhất Việt Nam

Quy trình đúc tượng Phật bằng đồng cơ bản

Đúc tượng Phật bằng đồng đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình nhất định. Nếu chỉ thiếu một bước thì sẽ không cho ra được bức tượng Phật hoàn hảo. Dưới đây là quy trình 7 bước phổ biến để đúc ra tượng Phật cỡ lớn.

1.Tạo mẫu tượng Phật 

Đây là bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong cả quá trình đúc tượng đồng. Khi tạo ra một mẫu chuẩn thì sản phẩm hoàn thành mới có độ chính xác và vẻ ngoài đẹp nhất. Trong khi đó, tượng Phật là một sản phẩm khó tạo mẫu nhất, yêu cầu cao nhất. Bởi chúng ta biết, Phật Thích Ca có 32 tướng tốt, diện mạo bề ngoài đều mang ý nghĩa sâu sắc. 

Thông thường tạo mẫu tượng Phật cỡ lớn bằng đất sét hoặc xi măng. Có thể tạo khuôn từng phần sau đó ghép lại. 

Đức tượng Phật bằng đồng cỡ lớn yêu cầu nghệ nhân phải có kinh nghiệm và sự tỉ mỉ

2. Tạo khuôn đúc tượng Phật

Bước thứ 2 này yêu cầu nghệ nhân phải có tay nghề cao, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Khuôn được tạo thành 2 phần: Khuôn âm bản và khuôn dương bản. Chất liệu chính để tạo khuôn gồm đất, trấu, bột chịu nhiệt nung. 

Đem khuôn đã nặn đi nung trong nhiệt độ 700 độ, sau đó đem phơi trong vòng 10-20 ngày. Với khuôn bằng đất sét, sẽ được lau nhẵn và quét thêm lớp sơn chịu nhiệt và tiếp tục nung ở nhiệt độ 500 độ C.

3. Chuẩn bị nguyên liệu đồng

Nguyên liệu chính để đúc tượng Phật là đồng. Chất liệu dòng được sử dụng là đồng thanh khiết, chọn lọc tỉ mỉ, không chưa tạp chất khác. 

Để tăng tính thẩm mĩ và độ bền cho tượng đồng, các nghệ nhân sẽ sử dụng thêm hợp kim như thiếc, kẽm, niken trong quá trình nấu đồng. Tỷ lệ pha trộn giữa đồng và các hợp kim trên được phân chia nhất định, tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của bức tượng. 

4. Nấu chảy đồng

Đồng thanh khiết sẽ được nấu thành dạng lỏng trong nhiệt độ 1200 độ C. Sau khi đồng bị nóng chảy hoàn toàn, thợ đúc sẽ bỏ thêm các hợp kim vào tiếp tục nung ở nhiệt độ 1250 độ. Thờ gian nung chảy đồng khoảng 10-12h. 

Khi tiến hành đúc tượng cần tuân theo quy trình nghiêm ngặt, nhất là với các pho tượng kích thước lớn

5. Rót đồng vào khuôn

Sau khi đồng được nóng chảy hoàn hoàn sẽ được lấy ra đỏ vào khuôn trước đó đã làm. Khuôn đúc phải đảm bảo luôn được duy trì ở trạng thái nung đỏ. Quá trình rót đồng vào khuôn phải được thực hiện bởi các nghệ nhân lành nghề. Ngoài ra, quá trình cũng luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

6. Gỡ khuôn

Sau khi khuôn đúc nguội, thợ đúc sẽ tiến hành lấy sản phẩm đồng ra. Bức tượng Phật bằng đồng sẽ được chỉnh sửa, mài giữa, làm mịn, hoàn thiện chi tiết.

Với các mẫu tượng Phật lớn. được đúc thành từng bộ phận, thì sẽ được ghép nối lại với nhau thành bộ phận hoàn chỉnh. 

7. Hoàn thiện

Công đoạn này sẽ được thực hiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Các mẫu tượng sẽ được chạm khảm hoa văn, họa tiết hay làm màu để tạo vẻ đẹp bề mặt, tăng tính thẩm mĩ cho tượng Phật.

Bảo Long - Đơn vị uy tín chuyên đúc tượng Phật bằng đồng đầy đủ kích cỡ

Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và cung cấp các mẫu tượng Phật đẹp nhất, giá cả hợp lý. Nhận đặt theo yêu cầu của khác hàng. Chúng tôi có đội ngũ nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, quy trình chế tác chuyên nghiệp để cho ra đời những sản phẩm tượng Phật hoàn hảo.

Cam kết chế tác 100% thủ công với chất liệu đồng tinh khiết, kết hợp với các chất liệu quý khác như Vàng, bạc, đồng đỏ,.. để biến các mẫu tượng có tính thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, các sản phẩm của chúng tôi có, tranh đồng, đồ thờ đồng, đồ phong thủy... rất đa dạng.

Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên đúc, tạc tượng Phật bằng đồng

ĐỨC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661

Video thực tế