Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Những điều bạn cần biết trước khi đi lễ chùa

Từ xưa đến nay, đi lễ chùa - một hoạt động văn hóa gắn liền với Đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được người dân ta duy trì. Tuy nhiên không phải ai đến chùa cũng có mục đích khác nhau và không phải ai đến cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc đi chùa, và những luật bất thành văn khi đến chùa. Vậy trước khi đến chùa bạn cần chuẩn bị gì? Chuẩn bị lễ thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.
 

Nên đi chùa vào ngày nào? 

 
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Thói quen đi lễ chùa hàng ngày và những dịp lễ trong năm để cầu mong bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, đi lễ chùa còn là dịp giúp mọi người vãn cảnh và bình an trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống, đi lễ chùa vào mùng 1 hàng tháng, hay ngày rằm, lễ tết... tuy có rất nhiều ngày và nhiều chùa ở trên đất nước ta, nhưng dòng người đi đến chùa để tìm đến sự thanh tịnh, an yên mà những nơi khác không có được. 
 
 
đi lễ chùa đầu năm với tà áo dài
 

Đầu năm thường là dịp mọi người rủ nhau đi chùa cầu may

 

Đi lễ chùa trước hay đền trước?

 
Đây cũng là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc rằng: Không biết nên đi đền hay chùa trước, theo như dân gian thì thường sẽ đi lễ đền chùa để cầu mong may mắn và mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng, do đó có đi chùa hay đền trước đều được. Trang phục khi đến chùa.
 
Chùa chiền là nơi thanh tịnh, linh thiêng, sự giản dị tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Đi chùa mặc như thế nào để hợp thuần phong mỹ tục. Khi đến cửa phật nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn như áo dài, áo chàm, áo có cổ, không được mặc đồ "xuyên thấu" đi chùa dù không hở, không mặc quần lửng, mặc váy, không mặc quần tất lưới...
 

Đi lễ chùa cầu gì?

 
Mỗi năm Tết đến xuân về hay những ngày bình thường, du khách bốn phương đi lễ Phật tử ở các chùa đền như chùa Hà, chùa Ba Vàng, Tây Thiên,...mong muốn cầu sức khỏe, tài lộc, cầu công danh, tiền tài cho đến tình duyên,  đi chùa cầu xin bán đất. Vậy cách cúng đi chùa đầu năm nên cầu gì, đi chùa cầu gì cho đúng? chúng ta cùng tìm hiểu sau đây
Đi chùa nên cầu gì chốn linh thiêng đúng cách nhất
 
Mọi người nếu đi lễ chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ...), tiếp đến phần cầu nguyện (lời lẽ rõ ràng đúng mực và thành tâm) thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên…tùy vào sở nguyện của mỗi thí chủ nhưng đừng cầu quá tham mà không được.
 
 
lễ chùa phong tục truyền thống các dịp lễ tết
 

Chùa chiền là nơi thanh tịnh giúp con người thư thái hơn

 
Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
Đi chùa tuyệt đối không nên xin tiền bạc, của cải và vật chất (bởi điều này sẽ làm mất đi nét đẹp văn hóa tâm linh. Cửa Phật không ban tiền bạc, vật chất cho bất kỳ ai bởi con người không tự lực thì trợ độ của tâm linh cũng không giúp được.
 

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì?

 
Việc sửa soạn đồ lễ đi chùa và cách cúng ở chùa luôn được mọi gia đình coi trọng. Vậy đi lễ chùa nên mua gì và mang theo những gì? Mua hoa quả gì? Ngay nội dung sửa soạn và sắm lễ đi lễ chùa dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc đi đền chùa dâng hoa gì và cần sắm lễ gì, như thế nào cho đúng chuẩn.
 

Cách sắm lễ đi chùa gồm những gì đúng chuẩn nhất:

 
- Khi đi chùa vào các ngày trong năm thì bạn chỉ cần dâng hương và sắm lễ cúng Phật là lễ chay bao gồm: Hương, quả tươi chín không dập thối, hoa tươi, bánh chưng, kẹo, chè,....Không được sắm lễ mặn như cỗ tam sinh bao gồm thịt lợn, trâu, gà, bò, giò,...
 
Thường thì việc sắm lễ mặn (gà, giò, rượu, trầu cau, bánh chưng, hương,...) chỉ có thể được chấp nhận khi trong chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa, hãy nhớ rằng chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ đó mà thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ Phật.
 
hoa quả thờ cúng trên ban thờ
 

Lễ vật đi chùa cũng rất phong phú nhưng cũng có những quy tắc nhất định

 
Cấm kỵ việc dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện bởi đây là chính điện nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
 
Cách sắm lễ cầu duyên gồm trầu cau, hoa tươi, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chưng, một khoanh giò chả, rượu trắng, tiền vàng và tiền thật tùy tâm.
 
- Không nên mua tiền vàng mã hay tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền tại chùa chiền bởi điều này sẽ không tốt. Nếu có sắm lễ này thì chỉ được đặt ở ban thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Ngoài ra, tiền thật không được phép đặt lên hương án của chính điện mà hãy cho vào hòm công đức đặt tại chùa.
 
- Hoa tươi đi chùa lễ Phật phải là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,...chứ không được dùng các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.
 

Cách hành lễ khi đi chùa:

 
Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
 
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
 
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
 
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
 
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
 
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
 
áo dài truyền thống đi chùa
 

Chiếc áo dài truyền thống càng đẹp hơn khi ở chùa

>>> Tham khảo thêm mẫu đồ thờ bằng đồng cao cấp 

Những việc không nên làm khi đến chùa

 
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
 
2. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật
 
3. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
 
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
 
5. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.
 
6. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
 
7. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến bàn thờ.
 
Qua bài viết Bảo Long chia sẻ kinh nghiệm về việc trước khi đi đến chùa. Chùa là nơi rất thanh tịnh và linh thiêng, không cần quá cầu kỳ, cái quan trọng nhất vẫn là tâm của bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn được việc gì đó trong cuộc sống. Chúc bạn luôn thành công, đạt được những gì mình mong muốn.
 
Video thực tế