Trên ban thờ gia tiên ngoài việc sắm đầy đủ các đồ thờ như đỉnh hạc,bát hương…thì cách sắp sếp lễ vật cúng cũng vô cùng quan trọng. Trong đó mọi người hay nhắc đến “đông bình quả tây”. Vậy Đông Bình Tây Quả có ý nghĩa như thế nào và có mối liên hệ như thế nào với hướng nam. Cùng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tại sao nói "Đông bình tây quả" ?
Cha Ông chúng ta dùng câu Đông Bình Tây Quả là để chỉ cho đời sau dễ hiểu hơn trong việc bày trí bàn thờ gia tiên cho đúng và phù hợp. Bàn thờ gia tiên được bày trí hướng ra cửa chính và lấy theo nguyên tắc hướng nam để bày trí. Từ đó mới có câu “Đông Bình, Tây Quả”. Vì khi đó ta quay mặt về hướng Nam thì phía tay trái là hướng Đông; phía tay phải là hướng Tây và sau lưng là hướng Bắc.
Qua đó theo nguyên tắc hướng nam để bày trí bình Hoa bên tay trái (Hướng Đông). Đĩa Quả bên tay phải (Hướng Tây) trên bàn thờ, hướng Đông đặt bình hoa tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa, hướng Tây tượng trưng cho mùa Thu – Thu liễm – nơi kết trái. Phía Đông thuộc hệ dương nên đặt hình Nam và phía Tây thuộc âm nên đặt hình nữ từ đó có câu Nam tả – Nữ hữu là như vậy.
Đông bình tây quả có ý nghĩa gì?
Ông Bà ta xưa kia nói Đông, Tây ở đây là ám chỉ Đông là tay trái còn Tây là tay phải; chứ ko phải là hướng Đông – Tây – Nam – Bắc trong la bàn. Văn hóa ở mỗi địa phương, vùng miền khác nhau. Do đó quan điểm cũng có những sự khác nhau tuy nhiên về nguyên tắc thì vẫn không thay đổi. Nhà thì thường quay ra đường do đó bàn thờ thường được đặt để quay ra hướng cửa chính của nhà khi đó vẫn áp dụng theo nguyên tắc hướng Nam để bày trí và coi hướng cửa chính của nhà là hướng nam để áp dụng.
Bộ ngũ sự rồng phượng đồng thau dát vàng
Mẹo Đơn Giản Chọn Mua Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng Chất Lượng
Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì tính ưu việt của nó. Nhưng Cách Chọn Một Bộ Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng như thế nào cho đúng và đảm bảo chất lượng là câu hỏi mà không ít người băn khoăn. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một vài mẹo nhỏ để giải đáp điều đó
Phù hợp với không gian thờ tự
- Việc xác định những món đồ thờ cúng nào cần mua, đồ thờ cúng nào không cần mua là rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào vai trò của người chủ trong gia đình là con trưởng hay con thứ, diện tích phòng thờ chật hay hẹp và phụ thuộc vào kinh tế của từng nhà. Đồ thờ cúng bằng đồng là những đồ tâm linh, dùng vĩnh cửu nên khi mua sắm phải thận trọng. Có thể mua sắm bổ sung dần dần theo điều kiện, tránh trường hợp tham rẻ mua đồ kém chất lượng rồi đến khi muốn thay đồ mới lại không biết xử lí với những đồ thờ cũ như thế nào.
Mỗi gia chủ lại có cách lựa chọn bày trí, lựa chọn ban thờ khác nhau
- Đối với gia đình có người chủ gia đình là con trưởng thì ngoài bộ đồ thờ thông thường phải có thêm bộ hoành phi, cuốn thư câu đối còn con thứ không nên dùng. Đối với nhà thờ họ, nhà thờ tổ còn có thêm bộ cửa võng, ngai thờ, đôi hạc lớn chầu hai bên...
- Khi mua đồ thờ bằng đồng nên sắm
bộ tam sự (đỉnh + đôi hạc hoặc đỉnh + đôi chân nến gọi là bộ tam sự) hoặc
bộ ngũ sự (đỉnh + đôi hạc + đôi chân nến) trước rồi mua các món đồ khác sau. Vì đa số kích thước các món đồ thờ khác sẽ căn cứ vào kích thước của đỉnh đồng để lấy làm chuẩn cho nên nếu mua các món đồ thờ khác trước sẽ rất dễ không đồng bộ.
Cách Chọn Một Bộ Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng như thế nào cho đúng và đảm bảo chất lượng
- Trên bàn thờ phải bố trí sao cho đủ ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (đồ thờ bằng đồng là hành Kim, Mộc là hoa tươi, Thủy là nước trong bình hoa hoặc trong đài, bình rượu, Hỏa là nến, đèn, còn Thổ là đất, cát trong bộ đồ thờ, là tro cốt trong bát hương.
Mẫu mã, hình dáng, chất liệu
Việc lựa chọn mẫu mã hình dáng đồ thờ sao cho phù hợp với văn hóa của người Việt cũng rất quan trọng. Nên lựa chọn đồ thờ cúng được sản xuất trong nước hơn là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là những đồ tâm linh như đồ thờ cúng.
Phù hợp với giá tiền
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm đồ đồng với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng đến giá thành. Mỗi loại sản phẩm khác nhau lại có giá thành khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn, bày trí của gia chủ
Đồ thờ được đúc thủ công bằng đồng đỏ, vàng hay đồng catut
- Đồ thờ cúng đúc bằng đồng vàng, đồng thau: được đúc thủ công bởi làng nghề, giá thành phải chăng, độ bền cao. Dòng sản phẩm này với dòng sản phẩm đồ thờ hun xanh, hun đen được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.
- Đồ thờ bằng đồng hun: cũng được đúc từ nguyên liệu đồng vàng, đồng thau nhưng hun màu đen, hun màu xanh giả cổ.
- Đồ thờ bằng đồng đỏ đúc mộc: được đúc từ nguyên liệu đồng đỏ nguyên chất với màu sắc bộ đồ thờ là màu nguyên bản của đồng đỏ. Dòng sản phẩm này đắt hơn so với những dòng sản phẩm trên
Ban thờ là nơi kết nối linh thiêng nhất giữa con cháu với ông bà tổ tiên
-
Đồ thờ khảm tam khí: Được đúc từ nguyên liệu đồng đỏ sau đó chạm trên bề mặt sản phẩm kim loại như đồng vàng, bạc, đồng để tạo thành các hoa văn đẹp mắt
- Đồ thờ khảm ngũ sắc: Cũng giống như đồ thờ khảm tam khí nhưng khảm thêm các kim loại quý khác như đồng xanh đồng đen, vàng
Sơ đồ bày trí đồ thờ trên ban thờ gia tiên
Trước khi tìm hiểu về cách bố trí bàn thờ tổ tiên, đầu tiên bạn phải hiểu rõ những vật dụng cần thiết trong một bàn thờ gia tiên cũng như cách bố trí bàn thờ tổ tiên:
Bát hương
Là vật quan trọng nhất của bàn thờ, là nơi mà tổ tiên ngụ lại mỗi dịp lễ, cúng,... Tuy nhiên lại không ít người thường đặt ra thắc mắc “Bàn thờ gia tiên có mấy bát hương?” cũng như không hề biết cách bài trí trên bàn thờ gia tiên sao cho chính xác. Để có thể trả lời được vấn đề này, hầu như tất cả chuyên gia phong thủy đều cho rằng thông thường trên bàn thờ gia tiên có ba bát hương, bao gồm một
bát hương bên trái (theo hướng nhìn vào bàn thờ) để thờ Bà Cô Ông Mãnh, một bát hương phía bên phải để thờ gia tiên, và bát hương ở giữa thờ Thần linh.
Tuy nhiên, hiện nay đa phần mọi người đều chọn cách bày bàn thờ gia tiên tinh giản là gộp chung vào thành một bát hương, việc này không hợp phong thủy lắm nhưng vì tính tiết kiệm và tiện lợi thì cũng không thành vấn đề gì, chỉ cần chú ý cách bài trí một chút là được.
Sơ đồ bố trí đồ thờ cơ bản, đúng phong thủy
Bình hoa - lộc bình
Ngoài ngày rằm và mùng 1 cần phải cắm hoa. Trong những ngày còn lại bình thường để không nên
bình hoa còn có một tên gọi khác là Lọ lộc bình. Thông thường lọ lộc bình nằm ở phía bên tay phải (theo hướng nhìn vào bàn thờ) hay còn là hướng đông, theo quan niệm “Đông bình tây quả”.
Mâm ngũ quả
Mâm bồng được làm bằng đồng hay bằng sứ đều được. Đặt ở vị trí phía bên trái của bình hoa trên ban thờ
Di ảnh thờ
Thường dùng bằng khung ảnh hoặc đúc tượng thờ bằng đồng.
Ngai chén thờ
Ngai chén thường có 3 đến 5 chén tùy từng gia chủ. Dùng để đựng nước sạch hoặc đựng rượu để cúng những người đã khuất.
Với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng gia chủ có thể tha hồ lựa chọn
Đèn hoặc chân nến
Thường được thắp vào những lúc có dịp cúng, giỗ,... để mong tổ tiên phù hợp cho cả gia đình, đồng thời để những người đã khuất về sum họp.
Đỉnh đồng
Khi lạy bàn thờ gia tiên, nổi bậc nhất là bộ
đỉnh hương. Vật phẩm này dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ.
Đồ thờ khác
Ngoài tất cả những vật phẩm trên. Tùy gia chủ mà có thể bày trí trên ban thờ kèm theo như: hoành phi câu đối, chóe đồng, hạc thờ, ống hương, bộ đài thờ....
Bày trí, lựa chọn đồ thờ như thế nào, không quan trọng bằng tấm lòng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Lòng thành con cháu thể hiện ở: thờ cúng hương hỏa đầy đủ, tất cả các ngày đặc biệt; mâm cao cỗ đầy không bằng vừa đủ, phù hợp; hay đợi đến lúc mất rồi mới thắp hương báo hiếu. Ngay bây giờ bạn hãy yêu thương chăm sóc gia đình, bố mẹ, đấng sinh thành trước khi quá muộn.
Hi vọng bài viết của Bảo Long đã cung cấp cho bạn thêm thật nhiều thông tin hữu ích trong việc bày trí, lựa chọn đồ thờ ban thờ tổ tiên. Bạn đang quan tâm đến sản phẩm đồ thờ hãy đến ngay với Đúc đồng Bảo Long.
Lựa chọn đồ thờ như thế nào, không quan trọng bằng tấm lòng thành kính của mình
Đúc đồng Bảo Long - Cơ sở chuyên cung cấp đồ thờ cúng số 1 thị trường
Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác thủ công 100% bởi bàn tay người nghệ nhân giỏi làng nghề đúc đồng cổ truyền. Các mẫu đồ thờ bằng đồng của
đúc đồng Bảo Long luôn được khách hàng đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng.
Tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên - Nam Định. Quy trình đúc đồng thủ công lưu truyền từ đời này qua đời khác. Chúng tôi luôn sử dụng đồng chuẩn, nói không với đồng pha tạp chất; đồng rác cho thành phẩm có độ bền vượt trội. Bảo hành lên đến 20 năm, không xuống cấp, xỉn màu. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách đang quan tâm đến các sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất, hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 - 0912.055.661 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.