“Nguyện tiếng chuông nầy thấu đến các pháp giới
Trong núi Thiết Vi tối tăm thảy đều nghe
Việc trần thanh tịnh chứng bậc viên thông
Nguyện tất cả chúng sanh đều thành chánh giác.”
Chuông đồng là một loại pháp khí thường xuất hiện trong chùa, miếu, đình của Phật giáo. Chuông đồng ngày nay cũng được các Tín đồ Phật tử sử dụng trong các không gian thờ Phật tại gia. Tiếng chuông trong Phật pháp như có phép thần thông, xua đuổi đi mộng mị, đánh thức con người khỏi sầu não, tăm tối. Chuông đồng chuẩn cần phải có tiếng ngân trong và vang xa. Vậy, ở đâu thi công đúc và bán chuông đồng uy tín, chất lượng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của Chuông đồng
Chuông là một loại kiền chùy của Phật giáo, ban đầu chỉ dùng để tập chúng cho nên cũng gọi là “tín cổ”. Chuông thường xuất hiện trong các chùa, đình, miếu... Trong Kinh Phật ghi chép: Ngày 15 tháng 7 là kỳ mãn hạ, chư tăng tự tứ. Phật bảo thị giả là ngài A Nan đánh kiền chùy để nhóm họp tăng chúng, A Nan liền lên giảng đường tay đánh kiền chùy nói: “Con nay đến đây đánh tín cổ của Như Lai, hễ ai là đệ tử của Như Lai, khi nghe thì hãy vân tập về đây”. Từ đó chuông trở thành pháp khí quan trọng trong tự viện Phật giáo.
Chuông đồng là một khí cụ thường xuất hiện trong chùa, miếu, đình đền thờ hay không gian thờ tại gia
Trong Phật giáo chuông chia làm 2 loại:
Đại chung: Hay còn gọi là Phạm Chung, Hồng Chung, Câu Chung, Tràng Chung, Kình Chung…
Chiếc Chuông treo ở lầu chung, đánh tiếng ngân vang khắp cả phạm sát nên gọi là Phạm Chung. Hồng chung là loại chuông lớn, đánh tiếng vang vọng và xa. Chuông treo ở trên giá khi gõ vào phát ra tiếng vang nên gọi là Tràng Chung. Còn gọi là Kình Chung vì trong sách “Tiết Tông” chú giải rằng: “Ở Nam Hải có một loại động vật tên là cá Bồ Lao. Hễ nó thấy cá Kình, vì sợ bị hại nên phát ra tiếng kêu giống như tiếng chuông. Nhân thế mà người ta đem hình tượng con Bồ Lao điêu khắc trên thân chuông, đem cái chày chạm hình cá Kình để đánh chuông, ý muốn nói Bồ Lao gặp cá Kình mà thốt ra tiếng kêu vang lên khắp nơi”.
Tiểu chung: Hay còn có các tên gọi là bán chung, hành sự chung, hoặc chỉ gọi là chung… thông thường treo ở bên trái của chánh điện, hoặc treo ở cửa thiền đường, đánh nhằm để thông tri lúc mở đầu pháp hội, cho nên gọi là hành sự chung. Ngoài ra còn có hoán chung, vì thường treo ở ngoài do thị giả đánh truyền gọi người vào tham học.
Có một loại chuông khác, ngày nay hay được dùng là Gia trì chung. Chiếc chuông có kích cỡ nhở, hình dáng như chiếc bát, thường được gõ trong các buổi tụng niệm. Loại chuông này cũng được các Tín đồ Phật tử sử dụng tại ban thờ Phật tại gia.
Tiếng chuông vang lên làm con người thanh tỉnh, xua đi đau khổ phiền não, giải thoát khỏi u mê
Ý nghĩa của Chuông đồng trong thờ cúng tâm linh
“Đại chung là hiệu lệnh của Tòng lâm. Đánh buổi sớm thì phá tan giấc ngủ trong đêm dài, đánh buổi chiều thì biết được đường xá sắp mịt mờ tăm tối”. Trong kinh điển cũng chép: “Tiếng hồng chung đánh lên là để cảnh tỉnh quần sanh, âm vang ngân ra xa 10 phương vô lượng quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm chép: “Khi đánh chung thì tất cả các khổ não nơi ác đạo đều tạm dừng”. Trong Cao Tăng Truyện chép: “Có một vong hồn, báo mộng rằng: Tôi sau khi chết, đọa vào trong địa ngục, may mắn được vị Tăng tên Trí Hưng ở chùa Thiền Định đánh chung, tiếng chung vang lên làm chấn động cả cõi u minh, những người đồng chịu khổ, liền được giải thoát”.
Tiếng Chuông ngân vang làm cảnh tỉnh con người, xóa tan đi những mộng mị tăm tối. Ngoài ra tiếng chuông cũng xua đi khổ não bệnh tật, đưa con người về Tịnh độ. Những người làm điều ác, nghe tiếng chuông ngân lên sẽ thanh tỉnh, mọi đau khổ tan biến, được giải thoát.
Trong Phật giá, chuông đồng là một vật có vị trí quan trọng, góp phần đưa các tăng ni về thiền tịnh, dẫn dường tới thế giới thanh tịnh
Kinh Tạp Thí Dụ chép: “Khi nghe tiếng chung ngân, người nằm phải ngồi dậy”. Chuông đồng là công cụ báo giờ, cũng là tượng trưng cho trí tuệ. Kiểu dáng của chuông mang các đường nét hoa văn tượng trưng cho chân lý sâu xa của Phật giáo. Ngoài ra, những họa tiết trên đó cũng hòa hợp với vũ trụ, tương thông như định nghĩa phong thủy của Đạo giáo.
Tiếng chuông cũng là bức thông điệp cho những ai đang thành kính thiết tha gởi trọn tấm lòng mình quay về nương tựa đấng tam tôn. Âm hưởng tiếng chuông tuy không biểu đạt hết những sự cao quí trong hình thức nghi lễ, trong sinh hoạt hay những điều thiêng liêng của đạo Phật. Chuông làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm, thành kính, đồng thời cũng có năng lực siêu nhiên đánh thức lòng người.
Tiếng chuông chùa vẫn hòa nhịp theo dòng chảy của thời gian, gắn liền với sự vật, mãi là âm thanh cao cả của nhân loại. Tiếng chuông tự nó còn là một giai điệu thiền vị, đưa con người về với thực tại. Cảm hóa con người tránh khỏi cái ác, đối xử với nhau bằng tình yêu thương người-người.
Cách đánh Chuông đồng đúng
Phật chung bao quát cả đại chung và tiểu chung, cách đánh cũng tương đối phức tạp. Tùy thuộc vào từng Tông phái sẽ có sự khác nhau nhất định. Thông thường Chuông đồng có những cách đánh như: 3 tiếng, 7 tiếng, 18 tiếng, 36 tiếng, 108 tiếng.
Chuông sẽ được đánh trong lúc tăng chúng dùng cơm, cháo, tham thiền xong, sớm tối đi tuần xét, đánh 3 tiếng. Lúc trụ trì sớm tối đến Phật điện thắp nhang, trụ trì vào giảng đường tăng chúng, đánh 7 tiếng. Lúc tới giờ ngọ trai, tăng chúng vào trai đường đánh 18 tiếng, cho nên gọi là nhập đường chung. Còn đánh 108 tiếng là tổng cộng 3 hồi mỗi hồi 36 tiếng.
Hoạt động quan trọng trong tự viện Phật giáo thì lấy 108 tiếng làm chuẩn, cho nên mới gọi là bá bát chung, cách đánh Bá bát chung trong Kinh Phật chỉ dạy rõ: “Đánh cho mạnh, khiến cho tiếng ngân xa và dài, đánh ba hồi mỗi hồi 36 tiếng tổng cộng là 108 tiếng”.
Trong tự viện có cử ra vị tăng giữ chức Chúng đầu, một ngày đánh 4 thời: đánh chứng buổi sáng, đánh chừng buổi chiều, đánh chúng ở trái đường, đánh chung để chỉ tịnh ngồi thiền, sắp đặt tùy theo thời gian mà đánh.
Chuông đồng được đúc với nhiều kích cỡ khác nhau, dễ dàng để quý khách lựa chọn
Cửa hàng đúc, bán Chuông đồng, Đại hồng chung
Tại đúc đồng Bảo Long, chúng tôi luôn có những mẫu sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng để bạn lựa chọn. Với đội ngũ nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm, lành nghề. Sản phẩm của công ty luôn đem tới sự hài lòng cho khác hàng.
Kiểu dáng, mẫu mã đa dạng
Chúng tôi có kinh nghiệm đúc các loại chuông đồng đủ kích thước từ nhỏ đến lớn. Mẫu mã đa dạng, kiểu dáng đẹp, hoa văn hài hòa, ý nghĩa. Ngoài ra, quý khách có thể đặt hàng theo yêu cầu. Bảo Long cũng luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đưa tới sự hài lòng cho khách hàng.
Quy trình nghiêm ngặt, chất lượng đảm bảo
Sản phẩm Chuông đồng, bát hương, đồ thờ bằng đồng... đều được chế tác thủ công với nguyên liệu đồng tinh khiết. Đúc, tạc với hoa văn cầu kì, sắc nét. Các sản phẩm được chế tác bởi các nghệ nhân cs nhiều năm kinh nghiệm đúc đồng truyền thống Ý Yên. Bảo Long luôn cam kết tuân thủ quy trình. Không chạy theo thị trường, giảm bớt nguyên liệu hạ giá thành. Chất lượng hơn số lượng.
Loại bát chuông nhỏ, sử dụng trong các buổi tụng niệm
Giá thành hợp lí
Người ta nói "tiền nào của nấy", sản phẩm chất lượng thì rất khó có giá rẻ. Nhưng Bảo Long luôn đưa ra sản phẩm với giá cả hợp lí, phù hợp với túi tiền của người mua. Chúng tôi là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp các lợi Chuông đồng, đồ thờ bằng đồng, không qua đơn vị trung gian.
=>> Xem thêm các mẫu hạc thờ bằng đồng
=>> Xem thêm các mẫu đỉnh thờ mới nhất
Cách thức mua Chuông đồng
Đúc đồng Bảo Long là đơn vị uy tín có kinh nghiệm 10 năm trong nghề đúc đồng gia truyền Ý Yên - Nam Định. Hiện tại, chúng tôi có 3 Showzoom trên toàn quốc. Quý khách mua hàng có thể đến trực tiếp của hàng hoặc lựa chọn qua hệ thống Website của Bảo Long.
Đại hồng chung hàng đặt cho công ty
+ Quý khách hãy liên hệ trực tiếp theo Hotline
+ Tư vấn và chốt về kích thước, giá thành, thời gian giao hàng
+ Đặt cọc và xác nhận đặt cọc qua ngân hàng
+ Khi sản phẩm hoàn thiện, húng tôi sẽ thông báo trước 1-2 ngày
+ Sau khi nhận hàng, quý khách kiểm tra lại sản phẩm
Hotline công ty: 0912.055.661 - 0985.918.661