Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Có nên thờ tượng Quan Công với tượng Phật không?

Ngày nay, xu hướng các tín đồ thỉnh tượng Phật về nhà càng ngày càng tăng. Có thể thờ Phật cùng bàn thờ gia tiên hoặc lập ban thờ riêng nhưng không được chung bát nhang. Trong khi đó, đặt tượng Quan Công trong nhà cũng đang là xu hướng. Câu hỏi đặt ra là: Có nên thờ tượng Quan Công với tượng Phật không? Cùng tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
 
Việc thờ tượng Phật hay tượng Quan Công đều là việc thể hiện những mong muốn của gia chủ tới các vị Thần, Phật, xin sự bảo hộ bình an. Tuy nhiên, vấn đề tâm linh luôn có những cấm kị, hãy tìm hiểu kĩ càng để tránh gặp những tai ương không đáng.
 

Thờ cả tượng Phật và tượng Quan Công tại gia hiện nay được nhiều người áp dụng

Có nên thờ tượng Quan Công với tượng Phật không?

Hiện nay, không có một cơ quan hay một cá nhân nào chắc chắn về việc đặt thờ chung hai tượng là đúng hay sai. Vẫn có những người cho rằng việc đặt thờ chung không sai, nhưng đó chỉ là thiểu số rất nhỏ. Xem xét từ những cấm kị và yếu tố tâm linh, yếu tố phong thủy, thì chúng ta không nên thờ tượng Quan Công với tượng Phật cùng nhau. Để giải thích về nhận định này, chúng tôi sẽ đưa ra các luận điểm sau:
 
Trung Quốc cổ đại có Tam giáo chính là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo cùng tồn tại. Tư tưởng Nội sinh của Đạo giáo/Nho giáo có nhiều điểm khác biệt so với tư tưởng Ngoại sinh của Phật giáo.
Các vị Bồ Tát, Đức Phật xuất hiện trong Phật giáo, được các tín đồ thờ phụng tại chùa, miếu hay ban thờ tại gia. Ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân đối với các vị có ân đức lớn với nhân loại. Ta thờ Phật là để luôn luôn có một tấm gương sáng suốt, noi theo tư tưởng, lời nói và hành động chân, thiện, mỹ như Phật. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, gần Đức Phật để bản tính tốt đẹp, cuộc sống tính cực hơn. Ngoài ra, các vị Phật sẽ nghe được lời cầu xin mà bảo vệ ta được bình an, khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi.
 

Không nên đặt tượng Quan Công và tuợng Phật thờ cùng nhau, bởi vừa không có hiệu nghiệm vừa có thể phạm vào cấm kị

Đạo giáo hay còn gọi là Tiên giáo, là một giáo phái chính thống của Trung Quốc. Đạo giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ II, hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa và dần hình thành nên Đạo giáo Việt Nam ngày nay. Còn rất nhiều những Đạo quán nổi tiếng vẫn tồn tại như: Thăng Long tứ quán bao gồm Trấn Vũ quán, nay gọi là đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh; Huyền Thiên quán, nay là chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai; Đồng Thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành; Đế Thích quán, nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên. Các vị Thần được thờ ở nhánh này như: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Quan Thánh Đế Quân (Quan Công)... Ngoài ra, khi kết hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, chúng ta có Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu Liễu Hạnh...
 
Như vậy, từ 2 giáo phái khác nhau, 2 luồng tư tưởng, triết lí có sự đối lập, chúng ta không thể gộp tượng Quan Công và tượng Phật thờ chung được. 
 

Tượng Quan Công thường được đặt tại phòng khách hay phòng làm việc, mang tại may mắn và bảo vệ gia chủ bình an

Có một cách lí giải khác về việc không nên thờ 2 tượng với nhau. Phật giáo là tôn giáo chính và chủ yếu ở Việt Nam, trong khi Đạo giáo lại bị hòa nhập và không còn đơn nhất nữa. Thờ tượng Phật tại nhà thường được thực hiện bởi những Phật tử hay tín đồ của nhà Phật. Còn thờ tượng Quan Công không nhất thiết là những tín đồ của Đạo giáo, mà có thể là những người làm ăn bình thường. Họ coi tượng Quan Công như một Vật phẩm phong thủy, đem lại may mắn và tài lộc cho mình. Từ đó suy ra, tượng Phật có vị trí quan trọng và độc nhất, không nên thờ cùng những vị thần khác để tránh phạm vào cấm kị. 
 

Lưu ý khi thờ tượng Quan Công

Người nên thờ tượng Quan Công
 
Gia chủ là nam giới, tuổi từ 25 trở lên thích hợp nhất để bày tượng Quan Công trấn gia. Bở những người này đang ở lúc dương khí mạnh nhất, có sự chín chắn.
 
Khai quan điểm nhãn tượng
 
Hầu hết các tượng phong thủy, muốn linh nghiệm, gia chủ phải khai quang cho tượng. Như vậy, mới nhận được sự bảo vệ từ Quan Công.
 
Nơi đặt tượng Quan Công
 
Tuyệt đối không đặt tượng tại nơi ẩm thấp, gần nhà tắm, phòng ngủ, phòng bếp, như vậy là thể hiện sự bất kính với Ngài.
Nên đặt tượng tại phòng khách, phòng làm việc. Đây là những nơi trang nghiêm và có vị trí quan trọng trong phong thủy.
 
Ngày cúng tượng Quan Công
 
Thường, mọi người cúng Quan Công vào ngày 24/6 Âm lịch, ngày vía Quan Thánh Đế Quân tại Hội An.
 

Phong thủy ngũ hành là triết lí chủ đạo của Đạo giáo, khi đặt tượng Quan Công cần luuq ý những cấm kị để có được phong thủy tốt nhất

 

Cơ sở bán tượng Quan Công và tượng Phật chất lượng

Tại Đúc đồng Bảo Long, chúng tôi luôn có những mẫu tượng Phật, tượng Quan Công hay đồ đồng chất lượng tốt, đa đạng. Với đội ngũ nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm, sản phẩm của công ty luôn đem tới sự hài lòng cho khác hàng. Chế tác thủ công 100%, nguyên liệu đồng tinh khiết. Các mẫu tranh đồng, linh vật phong thủy,.. đều có mẫu mã đa dạng, hoa văn sắc nét, có hồn. Chúng tôi nhận đặt hàng theo yêu cầu, đảm bảo hài lòng quý khách hàng.
 
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
 
Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661
Video thực tế