Chat Zalo
Chat Facebook
0912.055.661

Bộ tam sự là gì? Ý nghĩa bộ tam sự bằng đồng trên ban thờ gia tiên

Ban thờ là nơi kết nối linh thiêng của con cháu với ông bà, tổ tiên. Không gia đình nào không có ít nhất một ban thờ. Theo quan niệm thì thờ cúng để tưởng nhớ biết hơn người đi trước. Vì vậy đồ thờ cúng được coi là rất cần thiết, có rất nhiều đồ thờ cúng đa dạng kích thước và kiểu dáng như bộ tam sự, bộ ngũ sự…. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn về bộ tam sự, ý nghĩa bộ ngũ sự qua bài viết sau
 

Tìm hiểu về bộ tam sự trong thờ cúng

 
Bộ đỉnh đồng có hai loại đỉnh đồng tam sự và đỉnh đồng ngũ sự. Theo nghĩa tiếng Hán, “tam sự” có nghĩa là 3; bộ đỉnh đồng tam sự gồm: đỉnh đồng, đôi chân nến (hoặc đôi hạc). Khác với bộ ngũ sự gồm đầy đủ đỉnh đồng, đôi chân nến, đôi hạc thờ. Bộ tam sự lại phù hợp với bàn thờ của người Việt bởi vẫn đầy đủ đồ thờ mà lại phù hợp với kích thước bàn thờ, điều kiện tài chính của gia chủ. Bên cạnh đó, gia chủ có thể trưng bày thêm các phụ kiện: ngai chén, đài thờ, ống đựng hương,… để bàn thờ thêm đầy đủ và sang trọng, tăng thêm giá trị, ý nghĩa của bộ tam sự.
 
bo-do-tho-dinh-doi-cong-nghe-gia-re.JPG

Bộ đồ thờ đầy đủ trên ban thờ gia tiên

 
Tùy theo văn hóa vùng, miền, điều kiện cụ thể của mỗi gia đình mà bàn thờ cách bài trí cũng có nét khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung trong cách bài trí và sử dụng đồ thờ cúng, như: bàn thờ phải hội đủ ngũ hành; tết nhất phải có mâm ngũ quả; sử dụng hoành phi, câu đối, tam sơn, tam sự… trong thờ cúng.
 
Với mỗi người Việt Nam, bàn thờ – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm tôn kính nhất. Tổ tiên được ví như cây đại thụ, con cháu được ví như cành lá, gốc có tốt thì cành lá mới sum xuê. Tục thờ cúng gia tiên chính là sự ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, đồng thời mong được che chở “phù hộ độ trì”.
 
bo-do-tho-rong-hang-cong-nghe-vang-bong-re.jpg

Bộ ngũ sự bằng đồng cao cấp, chất lượng

 

Ý nghĩa bộ tam sự trong thờ cúng gia tiên

 
Bộ tam sự được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là đồng (kết hợp với bàn thờ, ngai, bằng gỗ; nước trong tam sơn; lửa từ nhang; đất, cát, tro trong bát hương tạo thành ngũ hành).
 
Chất liệu đồng được ưa chuộng vì màu sắc trang trọng, chất liệu bền với thời gian và vẻ ngoài cổ kính. Đồ đồng nổi tiếng, được ưa chuộng từ rất lâu ở nước ta. Có rất nhiều hiện vật đồng cổ được lưu truyền gìn giữ đến tận ngày nay. Tất cả đều mang trên mình những nét truyền thống và được coi là báu vật của gia đình, dòng họ.
 
/bo-tam-su--dinh-hac-55cm-kham-tam-khi-5-cv-cao-cap-4.JPG

Đồ đồng khảm đang rất được ưa chuộng nhất hiện nay

 
Lư hương (đỉnh đồng) để trên ban thờ bao gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh đồng gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân chạm khắc hình ảnh cao quý song long chầu nguyệt, hay những dòng chữ hán mong muốn sự hòa thuận. Phía trên nắp đỉnh đồng có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ. Dân gian xưa lấy hình ảnh con nghê là một động vật thần thoại là biến thể từ sư tử và chó dữ với mong muốn gia chủ được bảo vệ. Trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà. Hai đỉnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng đỉnh hài hòa đối xứng, góp phần tạo nên cho đỉnh đồng sự cao quý và linh thiêng.
 
Đỉnh đồng là nơi dùng để đốt trầm tỏa ra mùi thơm, tạo nên một không gian thờ cúng thanh tịnh. Theo quan niệm tâm linh, mùi hương trầm thơm thể hiện được lòng thành, sự thanh khiết cao quý, giúp hóa giải những hung khí, mang đến cho gia đình sự hòa thuận, tài lộc, công danh. Ngoài ra mùi hương thơm của trầm còn có tác dụng thanh lọc khí, rất tốt cho sức khỏe. Cũng chính vì vậy, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ gia tiên.
 
/bo-tam-su--dinh-hac-55cm-kham-tam-khi-5-cv-cao-cap-2.JPG

Đối với người Việt thì phong tục thờ cúng tổ tiên được coi là một thứ tín ngưỡng

 
 – Đôi chân nến: Chân nến thờ bằng đồng được đúc thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chân nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ. Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy. Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm – dương, nhật – nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. 
 
 – Đôi hạc đứng trên lưng rùa: Hạc được xem như một loài chim quý. Hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị khát vọng trường tồn, biểu tượng may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa. Nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn sự bảo vệ, che chở. Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền.
 
/bo-tam-su-dinh-long-van-ngu-phuc-quan-hoi-70cm-4.JPG
 
Với ý nghĩa linh thiêng như vậy, bộ tam sự bằng đồng luôn là những vật thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình. Tùy mỗi gia đình mà ban thờ lại được lựa chọn, sắp xếp bài trí khác nhau. 

Mua Bộ Tam Sự thờ cúng bằng đồng ở đâu tốt?

 
Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên - Nam Định. Luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Sản phẩm nhiều mẫu mã, đa dạng như: đồ thờ đồng, tranh đồng, tượng đồng.... Với đội ngũ nghệ nhân giỏi, đội ngũ thợ lành nghề. Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Tin chắc rằng có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
 
Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng với uy tín của chúng tôi; hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD.
 
Quý khách quan tâm có thể đến các showroom trên toàn quốc, liên hệ Hotline: 0912.055.661 để được hỗ trợ tốt nhất.
Video thực tế